Cách xử lí nước nhiễm

Nước nhiễm độc tố Nitrat, nitrit, amoni và cách xử lý

Việc nguồn nước bị nhiễm các độc tố không có lợi sẽ khiến cho người sử dụng trực tiếp bị ảnh hưởng. Từ đó sẽ gây ra nhiều loại bệnh tật nguy hiểm cho cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để phổ cập thêm kiến thức về cách xử lý nguồn nước nhiễm “Nitrat, nitrit, amoni” nhé.

1. Khái niệm

   “Nitrat, nitrit, amoni” là những ion tự nhiên của các hợp chất trong chu trình chuyển hóa của nitơ. Các hợp chất của nitơ có trong nước là kết quả của quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong tự nhiên; trong các chất thải, các nguồn phân bón mà con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa vào nguồn nước. Ion nitrat (NO3) là dạng ổn định của nitơ kết hợp cho các hệ thống oxy hoá. Mặc dù không phản ứng hoá học, nó có thể được giảm bớt bằng hành động vi khuẩn. Ion nitrit (NO2) chứa nitơ trong trạng thái ôxi hóa tương đối không ổn định. Ion amoni (NH4+) hay nước chứa NH3 là trạng thái chứa nito ở dạng oxi hóa khá ổn định; là chất gây nhiễm độc trầm trọng cho nước.

Các quá trình hóa học và sinh học có thể làm giảm nitrit hơn đối với các hợp chất khác nhau hoặc oxy hóa nó thành nitrate. Nitrat, nitrit có thể tiếp cận cả nước mặt lẫn nước ngầm; do hậu quả của hoạt động nông nghiệp ( gồm việc sử dụng phân bón vô cơ, phân bón dư thừa); từ xử lý nước thải và từ quá trình oxy hóa các chất thải nitơ trong phân người và động vật, kể cả bể tự hoại.

Cách xử lí nước nhiễm
Cấu trúc hóa học

Tác động hóa học với cơ thể

   Khi nước mới bị nhiễm độc bởi phân bón hoặc nước thải, trong nguồn nước có NH3, NO2– và NO3. Sau một thời gian NH3 và NO2 bị oxy hóa thành NO3. Tùy theo mức độ có mặt của các hợp chất nitơ mà ta có thể biết được mức độ ô nhiễm nguồn nước. Nồng độ nitrat, nitrit, amoni được phát hiện trong nước vượt quá tiêu chuẩn quy định trong các quy định về nước uống, hoặc 10 mg/l, nước này đã bị ô nhiễm nặng và không được sử dụng trong thực phẩm đặc biệt là dành cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi hoặc phụ nữ có thai.

2. Tác hại và nguồn gốc của nước nhiễm độc tố Nitrat, Nitrit, Amoni

   “Nitrat, nitrit, amoni” là những hợp chất có tính độc hại tới sinh vật và con người vì sản phẩm nó chuyển hóa thành có thể gây độc cho sinh vật, tác nhân tạo hợp chất tiền ung thư nguy hiểm gây ung thư cho con người.

Tác hại nguồn nước nhiễm độc

   Thực ra nitrat không độc đối với con người; nhưng khi nitrat được hấp thu vào cơ thể sẽ bị chuyển hóa thành nitrit nhờ vi khuẩn đường ruột. Nitrit là mối nguy đặc biệt đối với sức khỏe; vì nó oxy hóa huyết sắc tố hemoglobin trong máu chuyển thành methemoglobin. Methemoglobin làm giảm lượng oxy trong máu; dẫn đến việc các tế bào trong cơ thể bị thiếu oxy để hoạt động bình thường.

Tác hại với trở sơ sinh

Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi; là đối tượng rất mẫn cảm với tình trạng này, cơ thể có độ axit tương đối thấp so với người lớn; là điều kiện đủ cho một số vi khuẩn dễ dàng chuyển đổi nitrat thành nitrit gây ra methemoglobin và không có đủ enzyme trong máu để chuyển hóa chúng trở lại thành hemoglobin. Ở trẻ sơ sinh, tình trạng này gây ra thiếu oxy; chức năng hô hấp suy giảm, làn da bé xanh xao đặc biệt xung quanh mắt và miệng; nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Tác hại đối với người lớn

Đối với người lớn, hệ tiêu hóa có khả năng hấp thụ; đào thải nitrat do đó ít bị ảnh hưởng bởi methemoglobin. Tuy nhiên phụ nữ mang thai đặc biệt nhạy cảm với methemoglobin, trong thai kỳ mức phổ biến tăng từ mức bình thường (0,5 đến 2,5% tổng hemoglobin ở dạng methemoglobin) đến tối đa 10 mg ở tuần thứ 30 của thai kỳ và sẽ giảm xuống mức bình thường sau khi sinh do vậy cần thận trọng và đảm bảo nồng độ nitrat, nitrit trong nguồn nước ở mức an toàn.

Nguồn gốc nguồn nước nhiễm độc

Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng gây ung thư; do ăn uống nước bị ô nhiễm nitrat và nitrit (ở nồng độ cao) trong thời gian dài. Nitrat và nitrit (đặc biệt là nitrit) vẫn được khuyến cáo là có khả năng gây ung thư ở người. Do nitrit sẽ kết hợp với các axit amin trong thực phẩm làm thành một họ chất nitrosamine-1 hợp chất tiền ung thư. Hàm lượng nitrosamin cao khiến cơ thể không kịp đào thải; tích lũy lâu ngày trong gan có thể gây ra hiện tượng nhiễm độc; ung thư gan hoặc ung thư dạ dày.

   Bên cạnh đó, các hợp chất amoni trong nước uống lâu ngày; với nồng độ cao hơn 1mg/l có thể gây hại cơ quan nội tạng, gây kích ứng cho cơ thể; họng và phổi khi nuốt phải, gây tổn thương đến các mô; trong điều kiện sinh học của cơ thể có thể chuyển hóa thành nitrit tạo hợp chất tiền ung thư. Trường hợp nước nhiễm độc trầm trọng nếu không được cứu chữa kịp thời dẫn đến nguy cơ tử vong cao.

Nguồn gốc từ thiên nhiên

Nguồn gốc dẫn đến việc nước nhiễm độc nitrat, nitrit và amoni có bao gồm cả yếu tố tự nhiên và nhân tạo. Về tự nhiên, do cấu tạo địa chất, địa tầng; các hiện tượng tự nhiên như sấm sét xảy ra giải phóng các hợp chất nitơ; dẫn đến việc hình thành các hợp chất nitrat, nitrit, amoni xâm nhập vào nguồn nước mặt; cũng như thấm xuyên xuống nước ngầm. Ở yếu tố nhân tạo, nitrat, nitrit và amoni có thể tiếp cận cả nước mặt lẫn dịch chuyển ròng xuống nguồn nước ngầm do hậu quả của hoạt động nông nghiệp (lạm dụng phân bón vô cơ); từ xử lý nước thải và từ quá trình oxy hóa các chất thải nitơ trong phân người và động vật.

3. Cách xử lý nước nhiễm độc Nitrat, Nitrit, Amoni

   Vấn đề xử lý nước nhiễm độc nitrat, nitrit và amoni trong nguồn nước sinh hoạt đặc biệt là nước uống là không dễ dàng. Do các hợp chất này không dễ dàng bị loại bỏ khỏi nước. Bằng các phương pháp xử lý thông thường: tạo kết tủa, oxi hóa. Việc dùng nhiệt chỉ làm giảm lượng amoni tự do bằng cách bay hơi NH3; nhưng không loại bỏ các dạng hòa tan hoặc ion hóa. Nitrat, nitrit và amoni có thể được loại bỏ bằng trao đổi ion, chưng cất hoặc lọc thẩm thấu ngược.

Phương pháp chưng cất

   Chưng cất là một quá trình hai bước bao gồm đun sôi nước trong buồng để tạo ra hơi nước sau đó ở bước sau hơi nước chuyển đến buồng thứ hai để ngưng tụ hơi nước trở lại nước lỏng. Chưng cất có hiệu quả trong việc khử trùng nước và loại bỏ các chất ô nhiễm vô cơ; như các khoáng chất vô cơ asen, chì, mangan, urani và hầu hết các khoáng chất khác.

Ưu điểm

  • Hiệu quả trong việc khử trùng nước và loại bỏ hầu hết các chất ô nhiễm vô cơ.

Nhược điểm

  • Chi phí đầu tư thiết bị gia nhiệt và chi phí hoạt động cao.
  • Mất nhiệt hệ thống và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
  • Không loại bỏ được các hợp chất có nhiệt độ sôi và ngưng tụ tương tự như nước.
  • Cần bảo dưỡng, làm sạch thiết bị chưng cất định kỳ.

Phương pháp trao đổi ion

   Trao đổi ion là phương pháp sử dụng các hạt nhựa trao đổi ion không hòa tan trong nước mà có chứa cấu trúc ion dễ dàng thay thế trong nước khi có sự tiếp xúc. Đây là phương pháp cho phép thay đổi thành phần ion trong nước xử lý; mà không làm thay đổi tổng số ion có nước trước khi trao đổi. Phương pháp này được sử dụng khi tổng hàm lượng muối trong nước nguồn thấp, nitrat vượt tiêu chuẩn, lượng ion Cl- thấp.

   Hạt nhựa thường được sử dụng là hạt nhựa trao đổi ion bazơ mạnh trong đó ion nitrat, nitrit sẽ được thay thế bởi ion clorua. Quá trình tái sinh nhựa gồm rửa ngược bằng dung dịch NaCl hoặc KCl để bổ sung ion clorua cho hạt nhựa. Đối với việc xử lý ion amoni, nhựa cationit được sử dụng để giữ lại ion NH4+ hòa tan trong nước trên bề mặt hạt và trả lại nước ion Na+  và phải đảm bảo pH nằm trong khoảng 4-8. 

Ưu điểm

  • Chi phí đầu tư thấp.
  • Xử lý không chỉ nitrat, nitrit mà còn cả các ion sunfat, cacbonat trong nước.
  • Thích hợp cho cả xử lý nước mặt và nước ngầm.

Nhược điểm

  • Phải xử lý chất lơ lửng trong nước nhiễm độc trước khi trao đổi ion để tránh tổn thất áp lực lên hạt nhựa và ăn mòn hạt.
  • Làm tăng khả năng ăn mòn thiết bị bằng kim loại.
  • Phải tái sinh định kỳ bằng dung dịch muối.

Phương pháp lọc thẩm thấu ngược

Lọc thẩm thấu ngược RO

   Lọc thẩm thấu ngược RO (Reverse Osmosis) là công nghệ lọc cho phép loại bỏ các vật thể có kích thước từ 0,0005 micomet trở lên ra khỏi dung dịch. RO là hệ thống được sử dụng thường xuyên nhất để loại bỏ nitrat, nitrit và amoni, theo lý thuyết chỉ có phân tử nước có kích thước khoảng 0,0002 micromet có thể đi qua màng RO. Các chất ô nhiễm bị giữ lại ở bề mặt màng và sau đó được loại bỏ bằng cách sục rửa màng.

Ưu điểm

  • Công nghệ tiên tiến, dễ dàng sử dụng.
  • Xử lý triệt để nitrat, nitrit, amoni trong nước và các chất ô nhiễm độc khác.
  • Phù hợp với nhiều nguồn nước khác nhau.

Nhược điểm

  • Có nước thải sau hệ thống.
  • Nước sau lọc dễ ăn mòn do loại bỏ hoàn toàn chất kiềm trong nước.
  • Ngoài các phương pháp trên, để xử lý nước nhiễm độc nitrat, nitrit có thể sử dụng phương pháp sinh học trong môi trường yếm khí và sự có mặt của các vi khuẩn khử nitrat, nitrit Denitrificans để tách oxy của NO2– và NO3 oxy hóa các chất hữu cơ tạo thành khí N2 bay đi.

4. Kết luận về nước nhiễm các độc tố

   Hiện nay việc lạm dụng các loại phân bón vô cơ trong nông nghiệp mang đến những lợi ích cho sản phẩm cây trồng; nhưng đem lại hậu quả cho việc ô nhiễm độc các hợp chất nitơ vào nguồn nước mặt cũng như nước ngầm trong sinh hoạt ăn uống. Dù hợp chất nitrat, nitrit, amoni không gây ảnh hưởng xấu trực tiếp đến sức khỏe; nhưng việc tích tụ lâu dài trong cơ thể sẽ gây ra những hậu quả khôn lường cho không chỉ người lớn mà cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và còn cả là nguyên nhân tạo ra chất tiền ung thư – căn bệnh nguy hiểm hàng đầu trong thời đại ngày nay.

Giải pháp xử lý nước ô nhiễm độc tố nitrat, nitrit và amoni hiệu quả nhất hiện nay là sử dụng phương pháp lọc thẩm thấu ngược RO – mang lại nguồn nước tinh khiết và an lành cho con người.

Website: https://karofidanang.com

Facebook: https://www.facebook.com/maylocnuockarofitaidanang

Những công nghệ được áp dụng trong máy lọc không khí

Lọc không khí ô nhiễm và những công nghệ lọc

Máy lọc không khí là đang được rất nhiều người quan tâm. Vì chất lượng không khí ngày càng đi xuống nặng nề. Song song với việc chọn mua loại máy nào, thương hiệu nào khách hàng cũng rất quan trọng đến các công nghệ. Hãy cùng Karofi tìm hiểu một số công nghệ màng lọc đang được áp dụng trên máy lọc trong bài viết bên dưới.

1. Công nghệ màng lọc không khí HEPA

Công nghệ HEPA sử dụng để lọc khí với khả năng lọc được những hạt siêu nhỏ ở kích thước 0,3 micromet. Là kích thước mà mắt thường không nhìn thấy được. Để có được khả năng vượt trội như vậy. Bộ lọc HEPA được cấu tạo đặc biệt từ chất liệu sợi thủy tinh. Hoặc vải không dệt được gấp lại thành nhiều lớp tạo ra các lỗ lọc cực nhỏ.

Màng lọc HEPA như một mê cung các sợi được bố trí ngẫu nhiên tạo ra một bề mặt lớn. Và dày để khí bẩn được quạt gió đẩy vào thì tất cả các hạt bụi và vi khuẩn sẽ bị mắc kẹt tại màng. Không khí sạch đi qua để trả lại cho chúng ta luồng khí sạch sẽ và vệ sinh hơn. Với nguyên lý và cấu tạo đặc biệt như vậy màng lọc HEPA. Thường cần thêm các màng lọc thô để lọc bớt các bụi bẩn có kích thước to. Tránh khả năng màng HEPA tắc nhanh khi sử dụng. Với khí thông thường thì thời gian sử dụng cho một chiếc màng lọc HEPA là tử 2 đến 4 năm.

Quá trình lọc không khí ô nhiễm bằng màng lọc HEPA
Quá trình lọc không khí ô nhiễm bằng màng lọc HEPA

2. Công nghệ màng lọc không khí than hoạt tính

Than hoạt tính là dạng Carbon được chế biến để có nhiều lỗ xốp. Diện tích tiếp xúc của than với khí lớn để hấp thụ được các bụi bẩn và chất gây hại. Đặc biệt là các chất hữu cơ gây mùi khó chịu. Các hạt carbon hoạt tính có mức độ vi mao quản cao. Chỉ 1 gam nhưng có diện tích bề mặt tới 800-1000 m2 bao gồm nhiều lỗ hổng có kích thước phân tử. Các lỗ hổng này có khả năng hấp thụ cao nên sẽ dễ dàng lọc hết các chất ô nhiễm. Như khí thải, khói thuốc lá và phân tử gây mùi.

Không khí được xử lý bằng bộ lọc than hoạt tính sẽ trong lành. Không có thêm chất gì sinh ra nên tuyệt đối an toàn với con người. Bộ lọc than hoạt tính có thể làm giảm thiểu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Nhưng hiệu quả vẫn còn hạn chế trong các trường hợp cần loại bỏ các hạt bụi lớn. Như phấn hoa hay các chất gây dị ứng trong không khí, đặc biệt là trong không gian rộng.

3. Công nghệ UV

Công nghệ tia UV thường được kết hợp với các hệ thống lọc không khí. Vì nó không thực sự loại bỏ hết các hạt trong không khí. Tác dụng chủ yếu của tia UV chính là diệt vi trùng và các vi khuẩn, vi rút. Khi sử dụng đèn phát tia UV trong máy lọc không khí nó sẽ phát ra tia UV trong 1 buồng kín. Không khí đi qua các tế bào vi sinh vật, vi khuẩn, … sẽ bị tiêu bất hoạt và tiêu diệt hoàn toàn.

Những chiếc máy lọc có công nghệ UV sẽ giúp chuyển đổi các phân tử Oxi và nước thành khí Ozone và Hidroxyl. Sau đó các phân tử hoạt tính này sẽ tìm đến các chất gây ô nhiễm không khí. Phản ứng với chúng để tạo thành các thành phần không gây hại như nước và CO2. Hiệu quả hoạt động đèn UV trong máy lọc không khí phụ thuộc vào công suất của ánh sáng và thời gian tiếp xúc với ánh sáng UV. Ưu điểm của công nghệ UV là rất hiệu quả trong việc tiêu diệt vi rút vi khuẩn. Nhưng nó lại không có tác dụng với bụi bẩn trong không khí.

Những công nghệ được áp dụng trong máy lọc không khí
Lọc sạch không khí gây ô nhiễm

4. Công nghệ ion âm

Ion âm là một dạng hạt tự do mang điện tích âm. Ion âm thường xuất hiện trong không khí trong những môi trường như cây xanh, rừng, trời mưa…  Công nghệ Ion âm sử dụng dòng điện áp cao tác dụng vào không khí. Để phân chia các phân tử khí và tạo thành các hạt điện tích âm. Theo nguyên lý âm dương các điện tích âm sẽ hút và gắn vào những hạt bụi mang điện tích âm. Hay phấn hoa làm các hạt đó nặng hơn và làm chúng rơi xuống. Với nguyên lý này, ion âm được đưa ra khí trong phòng các hạt bụi nặng hơn khí sẽ rơi. Và bám lên đồ vật trong phòng làm không khí sạch hơn

4 công nghệ có thể được áp dụng toàn bộ hoặc 1 phần tùy thuộc vào dòng máy lọc. Trong số các sản phẩm máy lọc không khí mà Karofi đang cung cấp. KAP-M217 là sản phẩm có đầy đủ các công nghệ lọc tiên tiến kể trên kết hợp cùng nhiều tính năng thông minh hiện đại. Quý khách hàng quan tâm có thể tham khảo thông tin sản phẩm qua Website. Hoặc liên hệ tới tổng đài 1900 6418 để được chuyên viên chăm sóc khách hàng tư vấn.

Website: https://karofidanang.com

Facebook: https://www.facebook.com/maylocnuockarofitaidanang

Vi sinh vật gây hại sức khỏe có trong nguồn nước

Vi sinh vật là những sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân sơ hoặc nhân thực có kích thước rất nhỏ. Không quan sát được bằng mắt thường mà phải sử dụng kính hiển vi. Vi sinh vật có nhiều nhóm khác nhau: các virus (nhóm chưa có cấu tạo tế bào), các vi khuẩn và vi khuẩn lam (nhóm sinh vật nhân sơ), các vi nấm (nhóm sinh vật nhân chuẩn). Vi sinh vật có mặt trong môi trường nguồn nước ở nhiều dạng khác nhau.

Tác hại của các vi sinh vật

Bên cạnh các nhóm có ích trong việc tham gia vào sự chuyển hóa các hợp chất. Có nhiều nhóm vi sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người và động vật. Đặc biệt là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh như các loại ký sinh trùng bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, siêu vi khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn viêm não Nhật Bản,… Ở đây chúng ta chỉ đi tìm hiểu về nước bị nhiễm nhóm vi sinh vật có hại với cơ thể sống. Vi sinh vật trong nước được xâm nhập từ nhiều nguồn khác nhau. Khi đó nước bị ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh trở thành nguồn lây nhiễm các bệnh nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Ðể đánh giá chất lượng nước dưới góc độ ô nhiễm tác nhân sinh học, người ta thường dùng chỉ số coliform. Ðây là chỉ số phản ánh số lượng vi khuẩn coliform trong nước. Vi khuẩn này thường không gây bệnh cho người và sinh vật. Nhưng là biểu hiện sự ô nhiễm nước bởi các tác nhân sinh học. Ðể xác định chỉ số coliform người ta nuôi cấy mẫu trong các dung dịch đặc biệt và đếm số lượng chúng sau một thời gian nhất định.

Những vi sinh vật trong nguồn nước gây hại cho sức khỏe

Những vi sinh vật ẩn chứa trong nguồn nước gây ra tác hại gì cho sức khỏe

Việc sử dụng nước nhiễm vi sinh có thể gây ra các bệnh lý cho cơ thể con người. Như nhiễm trùng, bệnh đường ruột, tiêu chảy cấp, có thể gây nên suy thận, nhiễm khuẩn huyết… Ngoài ra vi sinh vật gây bệnh cho con người thuộc nhóm sống ký sinh. Chúng sống ký sinh trong các cơ quan nội tạng hoặc trên bề mặt cơ thể con người.

Trong các cơ quan nội tạng chúng có khả năng gây bệnh cho các cơ quan đó. Như bệnh gan, bệnh dạ dày, bệnh phổi…; trên bề mặt cơ thể chúng gây nên những bệnh ngoài da. Khi vi sinh vật gây bệnh nhiễm vào cơ thể con người, nó có thể dẫn đến gây bệnh. Cũng có  thể tồn tại trong cơ thể mà không gây bệnh. Khả năng gây bệnh phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: độc lực của vi sinh vật, số lượng xâm nhập và đường xâm nhập của chúng.

Một số loại vi sinh vật gây bệnh cho con người như:

  • Vi khuẩn: gây bệnh cho người, động vật, thực vật. Gây nên những tổn thất nghiêm trọng về sức khoẻ, con người cũng như sản xuất nông nghiệp. Ví dụ như trực khuẩn sốt rét thương hàn, trực khuẩn bệnh lỵ; proteus vulgaris gây bệnh ỉa chảy và chứng chảy máu đường ruột và các nhiễm trùng khác; khuẩn cầu chùm vàng gây ra nhiều bệnh ngoài da hay thực phẩm (áp xe, ung nhọt, ngộ độc)
  • Động vật nguyên sinh: gây nhiều bệnh nguy hiểm như sốt rét; bệnh ngủ Châu Phi; bệnh lỵ amip; bệnh viêm dạ dày – ruột non từ nước cho nhiều người (do Giardia lambia).
  • Các loại giun sán và trứng của chúng ký sinh ở người và động vật có thể được nước vận chuyển  sán dây, sán sanigat, sán đầu giác latus, sáng lá gan, sáng máng, giun kim, giun móc
  • Amip sống ký sinh hoặc tự do có khả năng gây ra các tổn thương (lị amíp); các tổn thương ngoài ruột như gan, não, da..
Những vi sinh vật có trong nguồn nước gây hạị cho sức khỏe
Hình 1: Hình ảnh một số vi sinh vật gây bệnh

Vi sinh vật trong nước được xâm nhập từ nhiều nguồn khác nhau. Từ bề mặt do bụi đất bay vào, nước mưa chảy qua những vùng đất ô nhiễm cuốn theo vi sinh vật. Do nước ngầm hoặc nguồn nước khác chảy qua những nơi nhiễm bẩn nghiêm trọng. Trong đất, nước, không khí đều phát hiện thấy những nhóm vi sinh vật gây bệnh. Đặc biệt là những môi trường bị ô nhiễm vi sinh, những nơi rác rưởi tồn đọng, những khu vực xung quanh bệnh viện… Từ đó việc nguồn nước dùng cho sinh hoạt đến từ các khu vực này sẽ có nguy cơ cao bị ô nhiễm các vi sinh vật gây bệnh.

4 phương pháp xử lý nguồn nước bị nhiễm vi sinh vật

Trong nước từ nguồn nao cũng sẽ nhiễm một lượng vi sinh vật nhất định. Ở đó có nhiều loài vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa. Như tả lỵ, thương hàn, ngộ độc thực phẩm,… cần phải được loại bỏ khỏi nước trước khi sử dụng. Dưới đây sẽ giới thiệu một số phương pháp xử lý phổ biến thường dùng hiện nay để xử lý vi sinh vật trong nước.

1. Phương pháp nhiệt

  Dùng nhiệt là phương pháp đơn giản và dễ sử dụng nhất trong việc khử trùng nước. Ở nhiệt độ 100oC, nước chỉ cần đun sôi mạnh trong vòng vài phút là có thể tiêu diệt đc các vi khuẩn, nấm mốc, giun sán, động vật nguyên sinh gây bệnh. Ngoài ra khi đung sôi các tạp chất hữu cơ dễ bay hơi. Các muối kim loại dễ kết tủa có thể lắng xuốn và đóng cặn làm tăng hiệu quả xử lý nước. Tuy nhiên có một số trường hợp vi sinh vật hay trứng của chúng có cấu tạo vỏ ngoài bền nhiệt thì khó sử dụng phương pháp nhiệt để xử lý.

* Ưu điểm

– Dễ dàng sử dụng, áp dụng cho cả trường hợp cần khử trùng khẩn cấp và tạm thời.

– Đồng thời tách được các tạp chất hữu cơ dễ bay hơi, độ cứng ra khỏi nước

* Nhược điểm

– Tiêu tốn lượng nhiệt lớn, thời gian chờ lâu.

– Phải sử dụng đồ chứa riêng cho nước sau xử lý để tránh tái nhiễm khuẩn

– Không phù hợp khi cần xử lý nước lâu dài và quy mô lớn.

2 Phương pháp hóa học

  Phương pháp này sử dụng các hóa chất có đặc tính oxi hóa mạnh, tương tác với thành tế bào và phá vỡ chúng. Sau đó chúng tiếp tục đi sâu vào oxi hóa nhân, tế bào chất và tiêu diệt tế bào nhanh chóng. Các chất oxy hóa có thể được sử dụng như : clo, ozon, iodine,… Hiệu quả của việc khử trùng bằng hóa chất phụ thuộc vào nhu cầu chất oxi hóa của nước cần xử lý, nồng độ, thời gian tiếp xúc giữa các vi sinh vật và dung dịch oxi hóa, và chất lượng nước.

* Ưu điểm

– Dễ dàng sử dụng, giá thành hợp lý.

– Diệt khuẩn nhanh và hiệu quả cao.

* Nhược điểm

– Cần phải tiến hành tiền xử lý nước trước khi nước có độ đục và màu cao

– Với việc sử dụng clo, iot, ozon có thể tạo hợp chất ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

– Khi sử dụng lượng dư hóa chất có thể tạo mùi vị khó chịu cho nước.

3. Phương pháp khử trùng bằng đèn UV

  Tia UV có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, vi rút và vài loại ký sinh trùng bằng cách phá hủy các acid nucleic và phá hoại ADN của chúng. Khiến chúng không thể thực hiện chức năng tế bào quan trọng. Khi sử dụng tia UV để khử trùng, nước sẽ được đưa vào bể chứa có lắp đèn thạch anh-thủy ngân phát ra tia UV. Bức xạ của tia này sẽ tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa các vi sinh vật ngay lập tức. Tuy nhiên các vi sinh vật đã chết có thể là vật chắn tia UV cho loại còn sống. Do đó khả năng khử trùng bằng tia UV cũng có giới hạn

  Để khử trùng bằng tia UV có hiệu quả, cần phải sử dụng hệ thống tiền xử lý để khử màu, độ đục và các tạp chất hữu cơ có thể ảnh hưởng tới đèn. Nước có chứa nhiều khoáng có thể đóng cặn trên đèn. Do đó cần phải có hệ thống xử lý nước cứng để đề phòng trường hợp này.

* Ưu điểm

– Không làm thay đổi mùi vị nước.

– Diệt khuẩn nhanh và hiệu quả cao.

* Nhược điểm

– Tiêu tốn điện năng nhiều.

– Nguy cơ tái nhiễm khuẩn của nước sau khi xử lý cao.

– Tiến hành làm sạch và thay đèn định kỳ.

– Phải tiền xử lý nếu độ đục và màu của nước cao. 

4. Phương pháp lọc màng

Công nghệ lọc màng hiện nay đang rất phát triển với ứng dụng nhiều trong việc xử lý nước. Một số loại màng lọc được sử dụng hiện nay. Màng siêu lọc UF là màng siêu lọc sợi rỗng thẩm thấu với kích thước lỗ màng từ 0,1~0,001µm. Lọc nano NF cho phép loại bỏ các vật thể có kích thước từ 0,001- 0,01 µm trở lên ra khỏi nước. Lọc thẩm thấu ngược RO cho phép loại bỏ các vật thể có kích thước từ 0,0005µm trở lên ra khỏi nước.

Do các vi sinh vật kích thước rất nhỏ chỉ quan sát được bằng kính hiển vi. Tầm micromet (10nm- 100um) nên chúng dễ dàng bị chặn lại bởi các loại màng lọc trên. Đặc biệt là màng RO.

* Ưu điểm

– Công nghệ tiên tiến, dễ dàng sử dụng

– Ngăn chặn triệt để các vi sinh vật trong nước và các chất ô nhiễm khác.

– Phù hợp với nhiều nguồn nước khác nhau

* Nhược điểm

– Có nước thải sau hệ thống xử lý.

– Màng có thể bị nhiễm bẩn, oxy hóa nên cần thực hiện tiền xử lý và sục rửa định kỳ.

Kết luận

Vi sinh vật có mặt trong môi trường nước ở nhiều dạng khác nhau. Gồm cả dạng có ích và dạng gây hại cho sức khỏe con người. Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước. Chủ yếu là phân rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải các bệnh viện,… Ðể hạn chế tác động tiêu cực của ô nhiễm vi sinh vật nguồn nước mặt.

Cần nghiên cứu các biện pháp ngăn chặn nguồn gây ô nhiễm và cả xử lý nguồn nước sinh hoạt để đảm bảo điều kiện sống tốt nhất. Mỗi phương pháp xử lý nước nhiễm đều có ưu nhược điểm riêng do đó việc lựa chọn phương pháp nào. Trong đó công nghệ hiện đại lọc thẩm thấu ngược RO đang được ưu dùng hiện nay với các ưu điểm vượt trội hơn hẳn các phương pháp khác.

Website: https://karofidanang.com

Facebook: https://www.facebook.com/maylocnuockarofitaidanang

Nước nhiễm Mangan là gì? Nguồn gốc, tác hại, và cách xử lý nước nhiễm Mangan

Tình trạng nước nhiễm Mangan đang khá phổ biến ở nhiều nơi tại nước ta. Việc phải hấp thụ nước nhiễm mangan lâu ngày sẽ khiến cho cơ thể dễ mắc các chứng bệnh nguy hiểm. Hãy cùng Karofi tìm hiểu xem nước nhiễm mangan là gì, và cách xử lý chúng ra sao nhé?

Top 5 phương pháp xử lí nước nhiễm mangan

1. Khái niệm Mangan

Mangan là một nguyên tố đóng vai trò thiết yếu. Không chỉ đời sống con người với rất nhiều ứng dụng công nghiệp, khoa học mà ngay cả trong sự sống của loài người. Ở trạng thái oxy hóa +2 – trạng thái oxy hóa ổn định nhất – mangan được sử dụng trong các sinh vật bậc cao với chức năng đồng yếu tố trong một số enzym, giữ vai trò quan trọng trong sự giải độc các peoxit tự do.

Mangan là một nguyên tố vi lượng cần cho sự sống. Và phát triển của cơ thể người, động vật và thực vật. Lượng mangan cần thiết cho cơ thể người được các cơ quan tiêu hóa hấp thụ từ thức ăn. Còn lượng mangan có trong nước không ảnh hưởng đến sự hấp thu này. Tuy nhiên khi mangan tồn tại trong nước với hàm lượng vượt quá mức cho phép (0.5mg/l). Sẽ gây mùi vị khó chịu, hoen ố quần áo và đồ dùng vật dụng chứa nước. Và gây tác hại cho cơ thể khi sự phơi nhiễm kéo dài.

2. Nguồn gốc và tác hại của Mangan

 

Nguồn gốc của Mangan

Mangan là nguyên tố phổ biến thứ 12 trong sinh quyển. Có mặt trong môi trường đất, trầm tích và các vật chất sinh học khác nhau. Thông qua quá trình rửa trôi, phong hóa và các hoạt động của con người, mangan sẽ được tích tụ trong các nguồn nước khác nhau như ao, hồ, sông, suối,… sau đó từ các dạng nước mặt này mangan sẽ được ngấm vào các mạch nước ngầm trong lòng đất. Chính vì thế trong nguồn nước ngầm luôn chứa một lượng mangan hòa tan đáng kể. Với lượng phân bố chủ yếu phụ thuộc vào cấu tạo địa chất của từng vùng. Việt Nam là một trong số nhiều nước được nghiên cứu và chỉ ra nguồn nước ngầm nhiễm mangam.

Tác hại của Mangan

Gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống, sức khỏe con người. Trong sinh hoạt khi sử dụng nguồn nước nhiễm mangan để làm ố bẩn. Cặn đen ở các vật dụng chứa đựng nước, các đường ống dẫn. Và hệ thống phân phối nước bị đóng cặn mảng bám đen gây thu hẹp đường ống làm tăng tổn thất thủy lực. Quần áo được giặt bằng nước nhiễm mangan sẽ bị ố đen khó tẩy sạch, phá hủy sợi vải do mangan bám dính vào sợi vải.

Đối với cơ thể con người, mangan được hấp thụ vào cơ thể con người thông qua 3 con đường : hô hấp, tiếp xúc và tiêu hóa. Mangan được hấp thụ vào cơ thể thông qua hô hấp sẽ làm tổn thương phổi với các mức độ khác nhau. Như: ho, viêm phế quản cấp tính, viêm cuống phổi, ù tai, run chân tay và tính dễ bị kích thích. Sự nhiễm độc mangan cũng xuất hiện khi con người sử dụng nguồn nước ăn uống có nồng độ mangan cao trong một thời gian dài.

Nhiễm độc mangan từ nước uống làm giảm khả năng ngôn ngữ, giảm trí nhớ, giảm khả năng vận động. Khi phơi nhiễm mangan lâu dài ở nồng độ vượt quá giới hạn cho phép 0.5mg/l. Mặc dù không là nguyên nhân dẫn đến ung thư nhưng sẽ dẫn đến các triệu chứng liên quan đến ngộ độc thần kinh. Đặc biệt ở trẻ em sự hấp thụ mangan nhiều hơn hẳn các nhóm tuổi khác. Nhưng khả năng đào thải lại rất thấp  do đó ảnh hưởng của mangan đối với hệ thần kinh đang phát triển rất nguy hiểm.

3. Cách xử lí nước nhiễm Mangan

Mangan tồn tại trong nước bao gồm dạng oxit không tan trong nước gây vẩn đục cặn đen và dạng ion tan Mn2+.  Đối với tạp chất mangan không tan trong nước có thể xử lý bẳng để lắng hoặc dễ dàng loại bỏ bằng quá trình đông tụ và lọc. Tuy nhiên việc loại bỏ mangan hòa tan không thể thực hiện bằng các quá trình như vậy. Cách xử lý là oxy hóa ion tan Mn2+ thành dạng dioxide MnO2 không tan sau đó loại bỏ bằng bằng các quá trình trên.

Tùy thuộc mục đích và mức độ ô nhiễm của nguồn nước mà ta lựa chọn phương pháp xử lý khác nhau. Nồng độ của Mn trong nước ≤ 0,05 mg/l là nồng độ tới hạn. Vì rất khó để loại trừ Mn ra khỏi nước xuống dưới nồng độ này. Thông thường việc loại bỏ Mn thường đi kèm với việc thải loại Fe ra khỏi nguồn nước cần xử lý.

3.1 Phương pháp oxy hóa với nước nhiễm Mangan

Trước khi mangan được loại bỏ bằng cách lọc bỏ cặn. Chúng cần phải được oxy hóa đến trạng thái chất rắn không hòa tan MnO2. Quá trình oxy hóa ion mangan trong nước có thể đạt được bằng cách sục khí. Sử dụng các chất có tính oxy hóa mạnh như sodium hypoclorite, ozon, kali permanganat,… Oxy hóa kèm theo lọc là quá trình tương đối đơn giản. Nguồn nước phải được theo dõi ban đầu để xác định lượng chất oxy hóa thích hợp. Đồng thời sau khi kết thúc để xác định quá trình oxy hóa thành công hay chưa triệt để.

  • Mn2+  +  O3 + H2O → MnO2 ↓ + O2  + 2H+
  • 3Mn2+ + 2MnO4– + 2H2O → 5MnO2 ↓ + 4H+
  • Mn2+ + 2NaClO  → MnO2 ↓ + Cl2 + 2Na+

Là một chất oxy hóa, kali permanganat (KMnO4) thường đắt hơn clo và ozon. Nhưng đối với việc loại bỏ mangan thì KMnO4 đạt hiệu quả cao hơn và đòi hỏi thiết bị. Đầu tư vốn ít hơn đáng kể tuy nhiên cần phải kiểm soát liều lượng cẩn thận: quá ít permanganat sẽ không oxy hóa toàn bộ mangan và quá nhiều tạo màu tím hồng cho nước.

Phương pháp cung cấp oxy hóa chi phí thấp là sử dụng oxy trong không khí làm chất oxy hoá mangan bằng cách tăng diện tích tiếp xúc. Tuy nhiên oxy không phải là một chất oxy hóa đủ mạnh để phá vỡ các phức hợp mạnh hình thành giữa mangan và các phân tử hữu cơ lớn. Hơn nữa, tốc độ phản ứng giữa oxy và mangan rất thấp khi độ pH của nước dưới 9,5.

Ưu điểm

  •    Dễ thực hiện, thiết bị đơn giản và không tốn kém

Nhược điểm

  • Phải kiểm soát liều lượng chất oxy hóa sử dụng đặc biệt là permanganat.
  • Phải xử lý kết tủa sau khi xử lý đảm bảo loại bỏ triệt để.

3.2 Phương pháp lọc bằng vật liệu hấp phụ

 Nhìn chung quá trình oxy hóa mangan khó khăn hơn oxy hóa sắt vì tốc độ phản ứng chậm hơn. Thời gian chờ của phản ứng lâu hơn (10 đến 30 phút) sau khi thêm hóa chất để cho phép phản ứng xảy ra trước khi lọc.

Phương pháp lọc bằng vật liệu hấp phụ là dựa trên nguyên lý của phản ứng oxy hóa Mn2+  thành dạng hạt MnO2 hấp phụ lên chính vật liệu chứa tác nhân oxy hóa. Phương pháp này cũng đòi hỏi pH của nước đầu vào đạt yêu cầu ≥ 7,0 thế oxy hóa khử > 700mV. Các vật liệu lọc khác nhau để loại bỏ mangan bao gồm mangan greensand, cát mangan (bản chất là các hạt cát, khoáng zeolit được bọc phủ bởi oxit mangan hoặc kali permanganat), gốm macrolit (vật liệu gốm được sản xuất có dạng hình cầu với bề mặt vân nhám, cơ chế loại bỏ mangan dựa trên sức căng vật lý ở bề mặt vật liệu đối với ion kim loại hơn là sự tiếp xúc oxy hóa hoặc hấp thụ).…

Ưu điểm

  •  Vận hành đơn giản, có thể đưa vào bể lọc đang sử dụng.
  •  Tuổi thọ vật liệu cao.

Nhược điểm

  •  Phải tiền xử lý nâng pH nước đầu vào trước khi đưa qua vật liệu khi không đạt pH yêu cầu.
  •  Với một số loại vật liệu hấp phụ cần tái sinh định kỳ để hoàn nguyên.

3.3 Phương pháp trao đổi ion

Nguyên lý của phương pháp này là dùng các vật liệu nhựa trao đổi cationit để trao đổi ion Na, K với ion mangan trong nước. Sự trao đổi ion cần phải được lựa chọn cẩn thận. Phương pháp này chỉ dùng để loại bỏ một lượng nhỏ mangan. Vì có nguy cơ tắc nghẽn nhanh hoặc quá trình oxy hóa xảy ra, sản phẩm có thể phủ lên và phá hủy vật liệu trao đổi ion.

  • 2[K]-Na + Mn2+ → [K2]-Mn + 2 Na+

Ưu điểm

  • Hiệu quả khử mangan cao.
  • Có thể xử lý cho nguồn nước nhiễm mangan ở nồng độ thấp.

Nhược điểm

  •  Khả năng trao đổi ion giảm khi trong nước có chất oxy hóa là kết tủa dioxit mangan làm phá hủy vật liệu trao đổi.
  •  Chi phí cao, nguyên vật liệu đắt và không sẵn có.
nước nhiễm mangan và cách xử lý

3.4 Phương pháp tạo phức chelat

Tạo phức chelat là việc bổ sung các hóa chất cho nước nhằm kiểm soát các vấn đề gây ra bởi kim loại mangan mà không cần loại bỏ chúng. Hóa chất thường sử dụng để xử lý mangan là polyphotphat (pyrophosphate, tripolyphosphate, hoặc metaphos-phate) và clo – tác nhân chelat. Chúng sẽ quyên góp điện tử để hình thành liên kết phối hợp với ion mangan tạo phức gây cô lập ion mangan. Ngăn ngừa ion này không bị oxy hóa cũng như kết tụ vào các phân tử lớn hơn hoặc bị kết tủa.

Ưu điểm

  •  Kiểm soát nồng độ mangan trong nước mà không cần loại bỏ.
  •  Không tạo chất thải sau khi xử lý.

Nhược điểm

  •  Kim loại mangan chỉ bị cô lập trong nước, không bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi nước.
  •  Chi phí thiết kế, vận hành và hóa chất đắt.

3.5 Phương pháp sinh học với nước nhiễm Mangan

Cũng như vậy đối với sắt, mangan có thể được loại bỏ bằng cách sinh học. Có những vi khuẩn lấy năng lượng từ quá trình oxy hóa mangan. Ion mangan hòa tan sẽ được hấp phụ trên bề mặt của màng tế bào. Sau đó nó sẽ được oxy hóa qua enzym, phèn sẽ được tập trung trong một vỏ bao quanh tế bào hoặc nhóm tế bào.

Điều kiện để xúc tác cho quá trình oxy hóa sinh học cần thiết yêu cầu môi trường pH lớn hơn 7,5 và đạt độ bão hòa oxy hòa tan. Một số vi khuẩn dị dưỡng xử lý kim loại mangan trong nước như: Pseudomonas (Ps. manganoxydans), Metallogenium (M. personatum, M. symbioticum), Leptothrix, Hyphomicrobium (H. vulgare).

Ưu điểm

  • Xử lý tốt nước nhiễm mangan ngay từ nguồn nước ngầm
  • Thân thiện với môi trường, không tạo nguồn thải độc hại khó xử lý

Nhược điểm

  •  Điều kiện xúc tác oxy hóa sinh học cần đạt yêu cầu
  •  Có thể gây hại cho bể chứa do tắc nghẽn sinh khối
  • Chi phí đầu tư ban đầu cao

3.6 Phương pháp lọc màng để xử lí nước nhiễm Mangan

 Hiện nay công nghệ lọc màng đã được ứng dụng rất phổ biến trong ngành xử lý nước. Với các loại màng khác nhau cho thấy hiệu quả xử lý kim loại nặng. Mangan cũng là một trong số các kim loại nặng tồn tại có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước. Tuy với mức độ nhẹ hơn các kim loại nặng nguy hiểm khác.

Với màng lọc thẩm thấu ngược RO – là công nghệ lọc cho phép loại bỏ các vật thể có kích thước từ 0,0005 micromet trở lên ra khỏi dung dịch. Công nghệ RO loại bỏ đến hơn 99 % các muối hòa tan. Ion kim loại theo lý thuyết chỉ có phân tử nước mới đi qua được khe hở của màng. Do đó việc loại bỏ ion Mn2+ là điều khá dễ dàng. Trong xử lý nước sinh hoạt đặc biệt là nước ăn uống. Việc sử dụng công nghệ lọc RO đem lại nhiều ưu điểm. Như đơn giản, dễ sử dụng, chi phí hợp lý. Loại bỏ được hoàn toàn ion kim loại khỏi nước đem lại nguồn nước tinh khiết.

4. Kết luận

Nguồn nước là vốn sống của con người. Nước bị ô nhiễm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cũng như mọi hoạt động khác. Ô nhiễm mangan không mang đến hiểm họa như bệnh ung thư cho con người. Nhưng cũng để lại nhiều hậu quả về sức khỏe cũng như bất tiện trong sinh hoạt. Việc xử lý mangan trong nước khá đơn giản và có nhiều công nghệ được áp dụng hiện nay. Không chỉ để xử lý nó mà còn là quá trình kép xử lý đồng thời các kim loại khác có tính chất tương đồng như mangan.

Tùy vào tính chất cũng như nồng độ mangan hay kim loại đi kèm trong nước. Mỗi gia đình lựa chọn một phương pháp xử lý hiệu quả, triệt để và mang tính kinh tế cao.

Website: https://karofidanang.com

Facebook: https://www.facebook.com/maylocnuockarofitaidanang

Quy trình đánh giá chất lượng nước uống tinh khiết theo tiêu chuẩn bộ y tế

Chất lượng nước uống tinh khiết theo tiêu chuẩn Bộ Y Tế và Quy trình đánh giá Karofi

Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường là Viện nghiên cứu đầu ngành cấp Quốc gia trực thuộc Bộ Y tế. Là đơn vị chịu trách nhiệm về mặt chuyên môn của Bộ Y tế trong lĩnh vực đánh giá chất lượng nước. Cũng là đại diện duy nhất của Việt Nam được mời tham gia chương trình quốc tế của WHO đánh giá các công nghệ xử lý nước hộ gia đình tại Hà Lan. Với vai trò này, quy trình đánh giá chất lượng nước uống tinh khiết theo tiêu chuẩn Bộ Y Tế được Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường thực hiện nghiêm ngặt. 

1. Quy chuẩn đánh giá chất lượng nước uống

1.1 QCVN 6-1: 2010/BYT – Quy chuẩn quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước đóng chai

Quy định các chỉ tiêu an toàn thực phẩm. Các yêu cầu quản lý với nước khoáng thiên nhiên và nước khoáng đóng chai với mục đích giải khát. 

Quy trình đánh giá chất lượng nước uống tinh khiết theo tiêu chuẩn bộ y tế
Chứng nhận bởi Viện SKNN & Bộ Y Tế với Chất lượng nước uống trực tiếp

1.2 QCVN 01:2009/BYT – Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước uống

Quy chuẩn về chất lượng nước uống. Giới hạn các chỉ tiêu chất lượng dùng cho các cơ sở chế biến thực phẩm. Áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước dùng cho mục đích sinh hoạt. Là tiêu chuẩn đầu vào của nguồn nước dùng để sản xuất nước uống đóng chai. 

1.3 QCVN 01:2009/BYT – Quy chuẩn quốc gia về nước sinh hoạt

Quy chuẩn mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng. Đối với nước sử dụng trong việc sinh hoạt thông thường. Nguồn nước không được đảm bảo trong việc sử dụng ăn uống trực tiếp và cơ sở chế biến thực phẩm. 

2. Quy trình CHUẨN để đánh giá chất lượng máy lọc nước viện Sức khỏe NN&MT – BYT

Theo hướng dẫn của WHO & UNICEF. Quy trình CHUẨN để đánh giá chất lượng máy lọc nước viện SỨc khoẻ NN&MT – BYT thực hiện:

  • Test trên toàn bộ các lô sản xuất. Bằng cách lấy xác suất ngẫu nhiên mẫu sản phẩm trước khi lưu hành trên thị trường. 
  • Test sản phẩm ngẫu nhiên trong suốt vòng đời sản phẩm. 

Cụ thể quy trình đánh giá CHUẨN để đánh giá chất lượng nước gồm 3 bước như sau:

Bước 1: Đánh giá ban đầu hiệu quả xử lý nước

Được thực hiện lặp lại 3 lần trên 3 thiết bị. Lựa chọn ngẫu nhiên của mỗi lô sản phẩm trước khi lưu hành trên thị trường. Bao gồm 2 thử nghiệm:

– Thử nghiệm chung (General Test water): Kiểm tra chỉ số thông thường: Clo tổng số, pH, độ đục, TDS, độ kiềm.

– Thử nghiệm thử thách (Challenge Test water): Kiểm tra 21 chỉ tiêu hóa lý và 5 chỉ tiêu vi sinh (bắt buộc)

Bước 2: Đánh giá giám sát

Đánh giá chất lượng nước ngẫu nhiên số thiết bị đang được sử dụng trong suốt vòng đời của sản phẩm. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất khẳng định hiệu quả lọc tại mọi thời điểm sử dụng & kịp thời khuyến cáo đến người sử dụng và nhà sản xuất nếu có chỉ số không đạt quy định.

Bước 3: Cấp chứng nhận 

Dán tem chứng nhận đạt QCVN 6-1:2010/BYT trên lô sản phẩm đạt yêu cầu. 

Quy trình đánh giá chất lượng nước uống tinh khiết theo tiêu chuẩn bộ y tế

Hiện nay, Karofi là thương hiệu Máy lọc nước ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT đạt chuẩn QCVN 6-1:2010/BYT của Viện SKNN & MT – BYT. Các sản phẩm đều đã thực hiện đánh giá chất lượng nước trên từng lô máy lọc nước từ năm 2016 đến nay. 

Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm máy lọc nước cho gia đình. Các sản phẩm máy lọc nước Karofi chính là sự lựa chọn hoàn hảo. Để đảm bảo cung cấp nguồn nước lọc tinh khiết chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe gia đình bạn. Chọn ngay máy lọc nước Karofi nhé!

Website: https://karofidanang.com

Facebook: https://www.facebook.com/maylocnuockarofitaidanang

Karofi bật mí 4 tiêu chí quan trọng khi mua máy lọc nước

Cuộc khảo sát nhanh chất lượng hay tiêu chí máy lọc nước được thực hiện với sự tham gia của 3.152 người tiêu dùng tại 8 tỉnh, thành phố. Trong đó gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Đồng Nai, TP HCM và Cần Thơ. 

1. Chứng nhận về chất lượng nước

Hiện nay, nhu cầu về nguồn nước sạch, an toàn với sức khoẻ đang được nhiều người quan tâm. Đây là lý do vì sao chất lượng nước sau lọc trở thành yếu tố được đặt lên hàng đầu. 

Để đánh giá chất lượng nước sau lọc, các thương hiệu máy lọc nước dựa theo quy chuẩn chất lượng nước QCVN 6-1:2010/BYT. Đây là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để đánh giá chất lượng. 

QCVN6-1:2010/BYT là quy chuẩn áp dụng cho chất lượng nước sau lọc đối với máy lọc nước sử dụng ăn, uống trực tiếp. Các dòng máy lọc nước đạt tiêu chuẩn này có thể uống trực tiếp không cần đun sôi, nước sau lọc đảm bảo độ sạch tinh khiết an toàn cao đối với sức khoẻ con người. 

Chứng nhận bởi Viện SLNN & MT Bộ Y Tế về “Chuẩn Nước Đóng Chai”

Các dòng máy lọc nước Karofi hiện nay đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của quy chuẩn QCVN6-1:2010/BYT: Kiểm soát 21 tiêu chí hoá lý và 5 tiêu chí vi sinh bắt buộc; Đảm bảo an toàn tuyệt đối với sức khoẻ người dùng đối với uống trực tiếp. Đây là lý do dòng máy lọc nước thế hệ mới được chuyên gia và nhiều khách hàng đánh giá xao. 

2. Thương hiệu máy lọc lọc nước uy tín và chất lượng

Thương hiệu là một yếu tố quan trọng cần được quan tâm khi chọn mua máy lọc nước. Việc lựa chọn thương hiệu uy tín nên được ưu tiên để lựa chọn. 

Các thương hiệu uy tín luôn tạo sự tin tưởng với người dùng bằng các sản phẩm đảm bảo chất lượng máy lọc nước. Với khả năng làm chủ công nghệ sản xuất. Sở hữu các trang thiết bị, nhà máy, cơ sở vật chất hiện đại.

Các thương hiệu này mang đến người tiêu dùng các sản phẩm máy lọc nước có chất lượng,có độ bền cao. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. 

Bật mí 4 tiêu chí quan trọng khi mua máy nướclọc
Chứng nhận bởi Viện SKNN & MT Bộ Y Tế với Quy Chuẩn nước uống trực tiếp

Trên thị trường hiện nay, Karofi được biết đến là một trong những thương hiệu máy lọc nước hàng đầu Việt Nam. Những năm qua, thương hiệu đã không ngừng đổi mới và phát triển. Cho ra đời các dòng sản phẩm chất lượng máy lọc nước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Minh chứng năm 2020, Karofi đã giải thưởng “Máy lọc nước thông minh ấn tượng nhất” tại Tech Awards 2020

3. Chính sách bảo hành

Một sản phẩm máy lọc nước được đánh giá là có chất lượng tốt cần dựa vào độ an toàn khi sử dụng. Và một thương hiệu uy tín luôn sẵn sàng cam kết áp dụng các chế độ bảo hành  thời gian dài. Đây cũng là 1 trong 4 tiêu chí quan trọng để xem xét có nên mua sản phẩm máy lọc nước được nhiều người quan tâm. 

Hiện nay các hãng máy lọc nước thường có thời gian bảo hành là khoảng 12-24 tháng. Trong khi đó, Karofi đang áp dụng chính sách bảo hành lên đến 36 tháng. Đây được xem là cam kết bảo mà không nhiều thương hiệu khác trên thị trường có thể làm được.

5 giá trị vượt trội máy Karofi

4. Công nghệ kiểm tra chất lượng máy lọc nước hiện đại

Và yếu tố cuối cùng mà khách hàng cần quan tâm khi chọn mua máy lọc nước chính là công nghệ. Các dòng máy lọc hiện đại luôn được ứng dụng một số công nghệ tiên tiến. Với hoạt động chính xác, hiệu quả, an toàn và tiện lợi. Đa số máy lọc nước hiện nay chỉ áp dụng công nghệ cho hệ lõi lọc, hệ điều khiển, … 

Karofi ngoài việc được trang bị hệ thống lõi lọc ưu việt đem lại hiệu suất lọc cao. Được ứng dụng công nghệ thông minh AioTec. Kết nối wifi, giám sát độ sạch của nước, quản lý thời gian thay lõi, xác thực hàng chính hãng, …

công nghệ kiểm tra chất lượng nước

Như vậy, trước khi quyết định lựa chọn 1 sản phẩm máy lọc nước nào đó quý. Khách hàng hãy kiểm tra xem sản phẩm có đáp ứng đủ 4 tiêu chí quan trọng trên hay không. Từ đó, chọn được sản phẩm chất lượng nhất, phục vụ nhu cầu nước sạch cho cả gia đình.

Quý khách hàng quan tâm đến các sản phẩm máy lọc nước Karofi có thể tham khảo tại website: karofi.com. Hoặc liên hệ tới Hotline 1900 6418 để được nhân viên tư vấn.

Website: https://karofidanang.com

Facebook : https://www.facebook.com/maylocnuockarofitaidanang

loai bo chi trong nuoc

Loại bỏ chì trong nước với máy lọc nước RO

Có thể bạn chưa biết nguồn nước ngoài thành phần hydro và oxy có thể có cả các kim loại nặng như chì. Đây là một kim loại nặng tự nhiên, nếu ăn phải, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mọi cơ quan trong cơ thể và cả hệ thần kinh. Kim loại này đã được sử dụng trong hàng ngàn năm dưới nhiều hình thức do đặc tính dễ uốn và dễ chiết xuất. Từ thời Đế chế La Mã, nơi kim loại được sử dụng để làm ống dẫn nước . Do đó chì có thể xâm nhập vào nguồn nước uống. Cùng tìm hiểu cách loại bỏ chì trong nước với thiết bị lọc nước RO qua bài viết dưới đây nhé!

Chì trong nước đến từ đâu?

Chì trong nước thường xuất phát từ đường ống, vòi nước, hàn ống nước, đồ đạc và phụ kiện. Trong khi các đường ống dẫn nước bằng chì từ lâu đã bị loại bỏ. Các đường ống nhỏ hơn dẫn nước vào nhà hoặc văn phòng của bạn có thể được làm bằng chì và các đồ đạc khác đã được hàn bằng chì.

Chì xâm nhập vào nước uống thông qua một phản ứng hóa học. Trong các vật liệu đường ống dẫn nước có chứa chì – ăn mòn – làm mòn đường ống hoặc đồ đạc. Phản ứng này nghiêm trọng hơn trong nước có tính axit hơn và có nồng độ khoáng chất thấp hơn. Các phương pháp xử lý để tăng độ PH của nước, giảm độ axit của nó. Làm cho nước đường ống dẫn nước ít bị ăn mòn hơn khi đi qua vòi nước là cách để đảm bảo nguồn nước sạch và ngon. Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) đã đặt ra tiêu chuẩn về hàm lượng chì tối đa cho phép trong nguồn cung cấp nước.

loc-nuoc-nhiem-chi

nước nhiễm chì

Ảnh hưởng tới con người

Con người có thể bị nhiễm chì khi hít phải, nuốt phải và tiếp xúc với da. Tiếp xúc với chì có thể nguy hiểm ngay cả ở mức độ thấp, đặc biệt là ở trẻ em, trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai. Một liều lượng nhỏ chì có thể gây hại cho trẻ nhỏ. Bao gồm tổn thương hệ thần kinh trung ương và ngoại vi, khuyết tật về hành vi và học tập. Chỉ số IQ thấp hơn, tăng động, thiếu máu và suy giảm thính lực. Những rủi ro đối với phụ nữ đang mang thai làm giảm sự phát triển của thai nhi. Nguy hiểm hơn là nguy cơ sinh non. Những người trưởng thành tiếp xúc với chì ở mức độ nhất định có thể gặp các vấn đề về tim mạch . Giảm chức năng thận và các vấn đề sinh sản.

Ngay cả mức chì thấp nhất trong nước uống cũng có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Hàm lượng nhỏ hơn 0,001 ppm (phần triệu) được coi là mức an toàn của chì trong nước. Nếu nguồn nước của bạn vượt mức giới hạn đó, bạn cần phải sử dụng các thiết bị lọc nước gia đình để tránh nguy cơ gây hại cho sức khỏe từ chì.

Làm thế nào để loại bỏ chì trong nước uống?

Cách tốt nhất để đảm bảo nước của bạn an toàn để uống là nhờ chuyên gia kiểm tra. Để đảm bảo tốt hơn độ an toàn cho nguồn nước. Chì là một mối đe dọa thầm lặng khó phát hiện vì bạn không thể nhìn, ngửi hoặc nếm chì hòa tan trong nước.

loc-nuoc-nhiem-chi-1
nước chứa vi khuẩn

Loại bỏ chì trong nước với máy lọc nước Ro.

Các chuyên gia về nước khuyên bạn nên sử dụng các thiết bị lọc nước có lõi. Lọc carbon – than hoạt tính kết hợp công nghệ lọc RO . Thẩm thấu ngược tiên tiến giúp xử lý hàm lượng chì có trong nước.

Các bộ lọc carbon làm cho chì hòa tan hấp phụ trên carbon. Bộ lọc than hoạt tính – carbon cũng có thể loại bỏ các tạp chất siêu nhỏ. Đồng thời loại bỏ các mùi khó chịu do clo, sulfua và các hóa chất khác gây ra. Máy lọc nước RO có thể giảm chì còn làm giảm các kim loại nặng, tạp chất, vi sinh vật . Bộ lọc nước RO gia đình, máy lọc nước RO nóng lạnh sử dụng hệ lõi lọc chức năng bổ sung canxi, magiê, natri, kali. Các khoáng chất lành mạnh khác để tạo ra nước kiềm tăng cường điện giải tốt cho sức khỏe.

Nếu bạn muốn được tư vấn cách chọn mua máy lọc nước loại nào tốt nhất hiện nay . Thì tìm hiều thêm về các dòng sản phẩm bộ lọc nước RO.  Máy lọc nước điện giải ion kiềm. Máy lọc nước kangen cho nguồn nước kangen water giàu hydro có độ pH kiềm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng. Hay dây chuyền sản xuất nước tinh khiết.

Tìm hiểu sản phẩm tại : website:/https://karofidanang.com.

fb :https://www.facebook.com/maylocnuockarofitaidanang.

lọc nước karofi

Làm sao để đảm bảo chất lượng nguồn nước sinh hoạt ?

Chất lượng nguồn nước đang là một vấn đề được sự quan tâm của con người hiện nay. Bởi vì, nước là một phần quan trọng không thể thiếu . Để đảm bảo cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động một cách trơn tru. Vậy một khi nguồn nước bị ô nhiễm thì sao?

Khi môi trường sinh sống của bạn bị ô nhiễm từ khói bụi của nhà máy, nước thải khu công nghiệp. Nước thải sinh hoạt ở khu đô thị hay sự xâm lấn của nước biển… dẫn tới môi trường nước bị ô nhiễm, đe dọa tới nguồn nước sinh hoạt của người dân hiện nay. Vậy làm thế nào để bảo vệ nguồn nước trước sự tấn công của các chất gây ô nhiễm và có nguồn nước sạch để sử dụng? 

Lựa chọn chất lượng nguồn nước tinh khiết đảm bảo để sử dụng

Có rất nhiều cách để giải quyết vấn đề này như sử dụng nguồn nước tinh khiết đã được kiểm định . Hay lắp đặt các thiết bị lọc nước đảm bảo, đạt chuẩn như máy lọc nước cho gia đình. Giữa một thị trường nước tinh khiết “trăm hoa đua nở” hiện nay. Để có được một nguồn nước uống an toàn cho gia đình thì bạn cần phải chú ý tới một số tiêu chí như sau:

– Lựa chọn chai nhựa đựng nước đóng chai đạt tiêu chuẩn về trọng lượng như 17g cho chai 550ml và 13.5g cho chai 330ml. Đồng thời, hãy quan sát bằng cảm quan xem chai đó có trong suốt, không mùi, không nhiễm kim loại, hoá chất…hay không.

Máy lọc nước tinh khiết ro thương hiệu Karofi
chất lượng nguồn nước. Karofi

Máy lọc nước tinh khiết ro thương hiệu Karofi

– Đối với nhãn mác sản phẩm máy lọc nước tinh khiết RO, thì cần phải minh bạch thông tin chi tiết như thành phần. Cơ quan chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng nước.

– Nguồn gốc xuất xứ và chất lượng nguồn nước sản phẩm phải rõ ràng. Phải có giấy chứng nhận sản phẩm của các cơ quan chức năng về an toàn sản phẩm và chất lượng nguồn nước sạch.

– Hãy lựa chọn nhà sản xuất hoặc nhà phân phối uy tín. Thông qua những thông tin về sản phẩm và dây chuyển sản xuất sản phẩm đó có minh bạch hay không? Nên lựa chọn nhà sản xuất được cấp phép. Có được chứng nhận bởi cơ quan chức năng và các tổ chức quốc tế có uy tín.

Lựa chọn máy lọc nước phù hợp và đảm bảo chất lượng

Máy lọc nước Karofi iRO 2.0 – Thấy thường tận độ tinh khiết

Nước bị ô nhiễm và trở nên không an toàn thì người dân có thể sử dụng một phương pháp hiện đại, đơn giản mà hiệu quả cao như sử dụng máy lọc nước. Hiện nay, sản phẩm này được rất nhiều người tiêu ưa chuộng. Bởi vì được áp dụng các công nghệ lọc RO tiên tiến nhất và lọc triệt để hoàn toàn các chất ô nhiễm ở hầu hết bất kỳ nguồn nước nào. Tuy nhiên, để có nguồn nước đảm bảo sức khoẻ từ thiết bị này bạn cần chú ý:

Chủ động xét nghiệm chất lượng nguồn nước sinh hoạt: 

Việc kiểm tra chât lượng nguồn nước thông qua các xét nghiệm sẽ giúp bạn lựa chọn được dòng máy phù hợp với nguồn nước của gia đình mình. Thông qua đó giúp bạn tiết kiệm những chi phí không thiết phát sinh trong quá trình sử dụng.

Chất lượng nước sau khi lọc:

 Nên giám sát nguồn nước đầu ra của máy lọc nước mà bạn đang sử dụng. Xem có đạt tiêu chuẩn nước sạch do Bộ Y Tế quy định hay không. Theo đó, sản phẩm này cần có những thiết bị giúp cảnh báo thời điểm cần thay thế lõi lọc.

Nguồn gốc xuất xứ của thiết bị: 

Vấn đề này cực kỳ quan trọng bạn nên sử dụng một thiết bị lọc tốt. Cần có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng với các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế được công nhận.

Khả năng tiết kiệm chi phí là bao nhiêu? 

Việc giảm thiểu được lượng nước thải và chống rò rỉ sẽ giúp bạn tiết kiệm đáng kể chi phí tiền nước. Nhất là ở những khu vực có mức phí tiền nước cao; tuổi thọ của lõi lọc cũng giúp tiết kiệm chi phí sinh hoạt chung trong gia đình.

Thương hiệu uy tín: 

Ngoài yếu tố nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chính hãng. Bạn cần chú ý tới dịch vụ và cam kết của nhà cung cấp khi vận hành máy.

fb : https://www.facebook.com/maylocnuockarofitaidanang

website : http://karofidanang.com

tái chế nước đóng chai

Chi phí thật sự của nước đóng chai .

Nhiều người cho rằng nước đóng chai  nước khoáng là tinh khiết, tự nhiên và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nghiên cứu xác nhận rằng nước máy từ hệ thống lọc nước máy RO gia đình cũng tốt . Bên cạnh đó nước lọc có chi phí rẻ hơn rất nhiều và còn tốt hơn cho môi trường. Hãy cùng khám phá chi phí thực của nước đóng chai qua bài viết dưới đây nhé!

nuoc-dong-chai-karofi-5

Tác động môi trường của vỏ chai nhựa

  •  Cần bảy lít nước và một lít dầu để sản xuất một lít nước đóng chai.
  • Phải mất tới 1.000 năm để phân hủy sinh học một chai nhựa.

Nhựa trong đại dương và các con sông suối

Các đại dương, sông ngòi của chúng ta đang bị ảnh hưởng từ vỏ chai nhựa sài một lần. Chai nhựa được làm chủ yếu từ polyethylene terephthalate (PET). Có thể dễ dàng tái chế, chúng ta vẫn rất khó để theo kịp mức sử dụng của con người. Những chai lọ không được tái chế sẽ trôi vào các đại dương.

Các mảnh nhựa hiện đang ngấm vào nguồn thức ăn của con người như cá và chim biển. Đại học Ghent ở Bỉ đã tính toán những người ăn hải sản, ăn vào 11.000 mảnh nhựa mỗi năm.

Hiện nay, nhiều nhà khoa học nhận thấy mối đe dọa của nhựa trong các nguồn nước. Cũng biến đổi lớn như biến đổi khí hậu.

Tái chế có phải là giải pháp?

Theo Greenpeace, 6 công ty đồ uống hàng đầu trên thế giới sử dụng trung bình chỉ 6,6% PET tái chế trong các sản phẩm.

Có lẽ lý do là chi phí hoặc thậm chí là tính thẩm mỹ. RPET không phải là nhựa trong và do đó không phải là một lựa chọn cho các công ty nước đóng chai.

Nếu chuyển sang sử dụng 100% nhựa tái chế nước đóng chai có thể giảm bớt áp lực cho môi trường. Bên cạnh việc hạn chế sử dụng, tái chế là một trong những cách hiệu quả nhất . Để giảm tác động tiêu cực đến môi trường đối với các đại dương và dòng sông của chúng ta.

tai-che-nuoc-dong-chai

Chi phí

Nước đóng chai có giá cao hơn 50 lần so với nước lọc. Sử dụng hệ thống lọc nước tại nhà sẽ đảm bảo rằng bạn có nguồn nước tốt nhất cho gia đình . Chi phí thấp hơn so với nước đóng chai. Hệ thống máy lọc nước reverse osmosis gia đình loại bỏ clo khỏi nước máy của bạn. Bổ sung thêm các loại khoáng chất làm cho nước uống có hương vị ngon hơn.

Các tác động đến sức khỏe

Vi nhựa

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gần đây đã thực hiện đánh giá các tác hại tiềm ẩn của vi nhựa có trong nước đóng chai: nước suối – nước khoáng . Nghiên cứu đã phân tích 259 chai từ 19 quốc gia, tìm thấy 325 mảnh nhựa trên mỗi lít nước.

Sử dụng nước máy qua hệ thống lọc nước là lựa chọn tốt nhất cho gia đình bạn. Hệ thống lọc nước gia đình – cây nước nóng lạnh RO bảo vệ bạn khỏi những chất ô nhiễm có hại này nhờ khả năng loại bỏ các hạt nhỏ đến 1 micron.

BPA trong vỏ chai nhựa

Nước đóng chai thường được làm từ PET, nếu được tái sử dụng hoặc đun nóng, các hóa chất có thể ngấm vào nước với các tác động có hại cho sức khỏe.

Điều này là do chai nước dùng một lần chứa các hóa chất có liên quan đến các vấn đề sinh sản, hen suyễn và chóng mặt. Một số nghiên cứu cũng đã tìm thấy mối liên hệ với việc tăng nguy cơ ung thư vú.

uong-nuoc-dong-chai-1

Mặc dù nước đóng chai hiện nay được làm từ nhựa không chứa BPA, nhưng các hóa chất khác vẫn tồn tại trong nhựa. Những chất này có thể ngấm vào nước nếu tiếp xúc với nhiệt . Bình không được sử dụng trong thời gian dài. Hóa chất này có thể là chất gây rối loạn nội tiết. Tác động đến nội tiết tố của bạn, đặc biệt là estrogen ở phụ nữ.

Bạn đã hiểu chi phí thực của nước đóng chai và sẽ là rất tốn kém . Nếu bạn phải trả gần 50 lần cho một sản phẩm không tốt cho sức khỏe của bạn và có tác động tiêu cực đến môi trường. Vậy tại sao chúng ta không làm gì khác để hạn chế những điều này?

Giải pháp TỐT NHẤT

Nước máy đã qua lọc là một giải pháp lành mạnh, chi phí thấp. Sử dụng bộ lọc nước gia đình trong căn bếp, phòng khách và bạn sẽ có nguồn nước lọc sạch ngay tại vòi. Bộ lọc loại bỏ clo và hầu hết các tạp chất trong nước, vì vậy nước có vị rất ngon.

san-xuat-nuoc-tinh-khiet-tai-nha-jpg

Bạn chỉ cần trả chi phí mua máy lắp đặt ban đầu thay thế bộ lõi lọc định kỳ hằng năm để luôn có nguồn nước sử dụng an toàn tại nhà. Hệ thống lọc nước RO gia đình giúp bạn tự sản xuất nước uống tính khiết tại nhà. Bạn sẽ không chỉ tiết kiệm tiền mà còn bảo vệ môi trường . Sẽ giữ cho gia đình bạn luôn khỏe mạnh. Nếu bạn muốn được tư vấn chọn máy lọc nước loại nào tốt  hay cây nước nóng lạnh nào tốt vui lòng để lại thông tin để nhận hỗ trợ ngay.

website : http://karofidanang.com

fb : https://www.facebook.com/maylocnuockarofitaidanang/

clo co trongnuoc may

Máy lọc nước có loại bỏ clo khỏi nước máy ?

Để đảm bảo rằng nguồn nước bạn nhận được là an toàn cho sinh hoạt. Các công ty cung cấp nước đã bổ sung một chất khử trùng gọi là clo. Clo tiêu diệt vi khuẩn có hại và các mầm bệnh khác có thể đe dọa sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, trong chất khử trùng này mang lại nguồn nước an toàn, clo cũng gây ra mối đe dọa cho sức khỏe. Một hóa chất có khả năng tiêu diệt mầm bệnh, thì bạn hãy đặt câu hỏi về tác động của nó lên cơ thể bạn. Dưới đây là 5 tác hại chính của việc hấp thụ clo vào cơ thể và cách loại bỏ clo khỏi nước máy.

1. Không loại bỏ Clo dẫn tới nguy cơ phát triển ung thư cao hơn

Đáng kể nhất của việc sử dụng nước có clo gây ra nguy cơ phát triển ung thư cao hơn. Các nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa nước clo và một số loại ung thư. Để tránh tình trạng này, bạn có thể sử dụng các thiết bị bộ lọc nước gia đình như: máy lọc nước RO để loại bỏ clo.

2. Tổn thương tế bào


Ngoài mùi vị khó chịu, clo cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của cơ thể bạn. Một số nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ giữa việc sử dụng nước clo và tổn thương tế bào. Nghiên cứu được cho thấy mối liên hệ giữa tổn thương tế bào gan và việc uống nước clo thường xuyên.

3. Tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn

Theo nghiên cứu thực hiện ở Bỉ, uống nước clo làm thêm các triệu chứng dị ứng ở trẻ em. Như vậy, tắm bằng nước có clo làm cho các vấn đề về da trở nên tồi tệ hơn. Đặc biệt là đối với những đứa trẻ nhỏ của chúng ta. Hơi nước được khử trùng bằng clo vòi hoa sen tạo ra đủ mạnh gây ra tình trạng hen suyễn. Ngoài việc uống nước từ lọc nước RO bạn cũng nên lắp đặt hệ thống lọc tổng để làm sạch nguồn nước. Trước khi dẫn nước đến bồn tắm hoặc vòi hoa sen giúp bảo vệ sức khỏe toàn diện.

loai-bo-clo-trong-nuoc

4. Các vấn đề tiềm ẩn về tim mạch

Uống nước máy có thể gây hại cho tim nhiều hơn bạn nghĩ. Một số nghiên cứu cho thấy việc uống nước có clo và tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim. Thay vì uống nước trực tiếp từ vòi được xử lý bằng chất clo hãy chọn nước sạch như hệ thống nước trọng lực.

5. Không loại bỏ Clo nước sẽ có vị và mùi khó chịu

Chắc chắn bạn cảm thấy khó chịu khi ngửi thấy mùi chất khử trùng trong nguồn nước uống hàng ngày. Tránh tình trạng này, bạn nên sử dụng thiết bị lọc có lõi than hoạt tính giúp loại bỏ mùi clo.

nuoc-co-mui-clo

Chắc chắn rằng việc sử dụng clo hàng ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Từ việc tăng nguy cơ phát triển ung thư đến tổn thương tế bào . Thậm chí, bên cạnh đó là nước có mùi và vị khó chịu. Giải pháp dành cho bạn là sử dụng các thiết bị lọc nước gia đình công nghệ RO hiện đại . Loại bỏ không chỉ mùi clo mà còn các tạp chất, vi sinh vật có khả năng gây bệnh. Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về các dòng sản phẩm bộ lọc nước RO: máy lọc nước kangen kiềm độ pH cao, hệ thống lọc nước sinh hoạt bảo vệ toàn diện nguồn nước cả gia đình,  máy lọc nước nhập khẩu nguyên chiếc cao cấp, sang trọng.

Fb : https://www.facebook.com/maylocnuockarofitaidanang

Website: http://karofidanang.com

Contact Me on Zalo