clo dư trong nguồn nước

Clo dư trong nước sinh hoạt? Tác hại và cách xử lý nước nhiễm Clo dư.

1. Giới thiệu

Hiện nay việc sử dụng nước máy đang là phổ biến ở cả các khu đô thị, thành phố lớn cũng như vùng nông thôn. Nước máy đã được xử lý qua hệ thống lọc và thường được khử trùng với clo dẫn tới clo dư trong nguồn nước . Khi sử dụng nước máy hầu hết ai cũng sẽ cảm nhận có mùi hăng lạ từ nước, đó chính là mùi clo dư. Chúng ta cùng tìm hiểu thế nào thì clo dư trong nguồn nước và cách xử lý nó.

Clo là một chất oxy hóa mạnh, ở bất cứ dạng nào, nguyên chất hay hợp chất khi tác dụng với nước đều tạo ra phân tử axit hypoclorit HOCl.

Axit này có tác dụng khử trùng, diệt khuẩn rất mạnh 

Cl2 + H2O   ⇔ HOCl + HCl

Nước máy là nguồn nước cấp sinh hoạt cho các hộ gia đình nên cần đạt yêu cầu là một nguồn nước an toàn. Không chứa vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Các biện pháp khử trùng được áp dụng với nguồn nước như sục ozone, tia cực tím, phương pháp nhiệt,… thêm clo dư là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để khử trùng nguồn nước cấp và đặc biệt là khả năng ngăn tái nhiễm khuẩn trong quá trình phân phối, vận chuyển và lưu trữ nước qua đường ống.

2. Nguồn gốc và tác hại

Một số tác hại khi nguồn nước bị dư Clo

2.1 Nguồn gốc

Khi sử dụng để xử lý nước máy, dưới môi trường áp suất cao clo được bổ sung ở dạng lỏng làm chất diệt khuẩn trong nước. Clo có ưu điểm hơn hẳn các chất khử trùng khác là lượng clo dư sau khử trùng có tác dụng ngăn ngừa sự tái nhiễm của vi khuẩn cho nước. Tuy nhiên hàm lượng clo dư trong nước không đủ tiêu chuẩn (vượt quá 5mg/l) có thể gây hại cho sức khỏe con người.

Ở dạng lỏng, ngoài việc tồn tại clo dư, sự kết hợp giữa clo với các hợp chất hữu cơ tự nhiên, các phụ phẩm diệt khuẩn có thể tạo ra chất độc hại gấp hàng nghìn lần.

Clo dễ xâm nhập vào cơ thể qua sự hấp thụ của da hoặc qua mắt, mũi và tai. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 2/3 sự nhiễm clo là do con người hít phải hơi clo khi tiếp xúc với hơi nước và sự hấp thụ qua da khi tắm.

2.2 Tác hại

Hơi chứa clo là khi đi vào cơ thể người là chất kích thích đối với các mô, phế quản trong phổi là nguyên nhân gây nên các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản,…đặc biệt ở trẻ em. Triệu chứng lâm sàng của người bị nhiễm độc clo cấp tính là: ho, khó thở, đau ngực,… Nếu ngộ độc kéo dài có thể gây tổn thương đường hô hấp, tiếp xúc với mắt có thể gây tổn thương giác mạc. Các nhà khoa học ở Anh, Mỹ đã nghiên cứu và công bố phụ nữ uống nước chứa clo dư dễ bị sẩy thai, tăng gấp đôi nguy cơ sinh con bị bệnh tim mạch, hở hàm ếch hoặc bại não về sau.

Bên cạnh những nguy hại về sức khỏe, clo dư cũng là tác nhân gây biến đổi mùi vị. Tạo mùi hôi trong nước uống gây trở ngại buộc con người phải tìm nguồn nước uống khác thay thế.

Không có gì để tranh cãi về tác dụng diệt khuẩn của clo trong nước. Nhưng điều đáng lo ngại chính là lượng clo dư tồn tại sau quá trình xử lý có tính chất oxy hóa khá mạnh đã gây ra một loạt các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe.

3. Cách xử lý clo dư trong nước

Clo nguyên chất hiếm khi được sử dụng trực tiếp để xử lý nước. Tùy thuộc vào chi phí, nguyên liệu sẵn có hiện nay có ba chất chứa clo. Phổ biến nhất được sử dụng trong xử lý nước gồm khí clo, canxi hypoclorite và natri hypoclorite. Sử dụng bất kỳ chất nào trong số trên cũng sẽ để lại một lượng clo dư gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó việc xử lý clo dư trong nguồn nước khi đưa vào sinh hoạt là việc cấp thiết.

3.1 Phương pháp làm thoáng clo dư

Cách đơn giản thường sử dụng dễ dàng để bỏ clo dư khỏi nguồn nước đó là để thoáng khí một thời gian để khí clo tự bay hơi.

* Ưu điểm: 

Đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp.

* Nhược điểm:

– Không xử lý được triệt để clo dư trong nước.

– Thủ công, tốn thời gian xử lý.

3.2 Phương pháp khử clo dư trong nước bằng hóa chất

Nguyên tắc của phương pháp này là dựa vào tính chất oxy hóa mạnh của clo để sử dụng hóa chất có tính khử để loại bỏ. Hóa chất thường sử dụng ở đây chủ yếu là các muối sulfite -SO32-

Cl2 + Na2SO3 + H2O  → Na2SO4 + 2HCl

* Ưu điểm:

– Dễ thực hiện

– Xử lý triệt để clo dư trong nước

* Nhược điểm:

 – Đưa thêm lượng ion kim loại, muối vào trong nguồn nước.

 – Thêm thiết bị xử lý các ion tạo ra do khử bằng hóa chất.

 – Làm tăng pH của nước.

 – Chi phí cho hóa chất xử lý không thấp.

3.3 Phương pháp sử dụng tia cực tím

Phương pháp khử trùng nước áp dụng để khử clo dư sau xử lý là sử dụng tia cực tím. Khi phát tia cực tím với cường độ cao, bức xạ quang phổ rộng của tia cực tím sẽ có khả năng phá vỡ liên kết hóa học phân tử clo do đó làm giảm clo tự do. Lượng tia cực tím cần thiết khử của clo cao hơn gấp 15 đến 30 lần so với yêu cầu . Do đó, khi sử dụng tia cực tím để xử lý clo dư cũng sẽ có tác dụng trong việc khử trùng nước hiệu quả.

* Ưu điểm:

– Xử lý triệt để đồng thời khử trùng nước hiệu quả.

* Nhược điểm:

– Chi phí xử lý cao

– Không đạt hiệu quả kinh tế khi vừa xử lý khử trùng nước bằng clo, vừa xử lý bằng tia cực tím.

3.4 Phương pháp hấp phụ clo dư trong nước

Hấp phụ chính là quá trình chất khí (hoặc lỏng) bị hút trên bề mặt rắn xốp. Ở đây clo dư trong nước dễ dàng bị hấp phụ bởi than hoạt tính trên bề mặt, các mao quản của cấu trúc xốp. Để đạt được hiệu quả sử dụng và độ bền than hoạt tính dạng hạt GAC thường được sử dụng trong các bộ lọc nước, để hấp phụ clo dư cũng như các hợp chất clo còn lại trong nước.

* Ưu điểm:

– Xử lý triệt để clo dư trong nước.

– Đơn giản, dễ sử dụng với nguồn nguyên liệu phong phú dễ tìm.

– Thân thiện với môi trường, không tạo nguồn thải độc hại.

* Nhược điểm:

 – Cần thay thế vật liệu sau thời gian sử dụng nhất định.

Kết luận

Để ngăn ngừa các tác hại không đáng có đến từ chính việc xử lý tạo nguồn nước sạch hơn. Song song với việc tìm phương án xử lý khác thay thế dần phương pháp khử trùng bằng clo thì việc loại bỏ clo dư khỏi nguồn nước là vấn đề cấp thiết. Mỗi điều kiện khác nhau có thể lựa chọn phương án xử lý sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên phương pháp tối ưu nhất hiện nay là sử dụng máy lọc nước hoặc bộ lọc nước, dùng than hoạt tính hấp phụ với nhiều ưu điểm về chi phí cũng như hiệu quả cao.

Facebook:https://www.facebook.com/maylocnuockarofitaidanang

website: https://karofidanang.com/

Contact Me on Zalo